Khủng hoảng tài chính 2007 - 2008

 



Mỹ và phương Tây luôn tự hào là hình mẫu cho sự phát triển của thế giới, là đàn anh dẫn dắt các đứa em đi vào đúng con đường chính đạo. Nhưng đột nhiên, Mỹ mất định hướng khi gặp khủng hoảng tài chính 2008, để lại bầy con nheo nhóc bị lạc đường. Hơn 2 nghìn tỷ của GDP toàn cầu bị bốc hơi, và những vết sẹo trở thành những di căn mầm móng cho các cuộc khủng hoảng sau này.



Thập niên đầu 2000 là những năm của biến động ở Hoa Kì: bong bóng dotcom, bê bối gian lận kế toán, khủng bố 9/11. Khủng hoảng niềm tin lan rộng, nền kinh tế Mỹ bị chựng lại. Thấy vậy, FED đành phải hạ lãi suất xuống mức 1% để cứu tăng trưởng.


Từ lúc đó, dung nham "bong bóng bất động sản" bắt đầu sôi lên, cùng với chính sách cho vay điên cuồng của phố Wall, tất cả hình thành một không gian tài chính không ai kiểm soát nổi



Thị trường nhà đất


Xuất phát điểm là vấn đề bất động sản, trái bom hẹn giờ của khủng hoảng.


Giá nhà đất ở Hoa Kì trải qua 2 chu kì tăng trưởng: thời kì đầu bùng nổ từ sau năm 75, hạ nhiệt vào đầu những năm 80, rồi bắt lại đà tăng trưởng từ giữa thập niên 90. Sau năm 95, giá nhà dần tăng mạnh, và BĐS trở thành món đầu tư lợi nhuận cao và tài sản trú ẩn an toàn.


Thị trường BĐS bắt đầu tăng trưởng nóng ở Hoa Kì từ cuối những năm 90: tăng 6% vào năm 1999, có khi chạm mức 8-9% vào những năm trước 2005. Kết quả là giá đất vượt quá 50% thu nhập bình quân hộ gia đình vào năm 2006.





Vậy nhu cầu mua nhà từ đâu mà ra?


Từ năm 1995 - 2000, thu nhập hộ gia đình tăng cao. Người dân đi vay thế chấp nhiều hơn, mua những căn nhà rộng hơn, nhu cầu BĐS từ đó mà tăng theo. Tuy nhiên, đà tăng trưởng giá nhà bắt đầu vượt quá thu nhập sau năm 2000. Hiện tượng đầu cơ xuất hiện, bong bóng phình ra, người dân Mỹ phải gồng mình để mua nhà với giá trên trời.


Ngoài ra, thời kì 1990 - 2000 là khoảng thời gian thế hệ baby boomer và gen X bắt đầu bước ra đời. Trong độ tuổi 20-30, thế hệ này sinh ra nhu cầu mua nhà khổng lồ. Hơn 17 triệu hộ gia đình sở hữu nhà ở thuộc cả 2 thế hệ trên, tỷ lệ sở hữu nhà ở vào độ tuổi 25-34 xấp xỉ 45%, cao hơn thế hệ Millennials (32.2%). Hơn 16 triệu ngôi nhà được hoàn thành vào thập niên 90 để đáp ứng nhu cầu của người dân.







Sau các đợt lạm phát tràn lan những năm 70-80, FED từng bước hạ thấp lãi suất để kích cầu sau suy thoái. Lãi suất liên bang giảm khiến thị trường lãi suất vay và thế chấp đồng loạt giảm, người người kéo nhau đi vay để tiêu dùng thỏa thích. Bong bóng dotcom cũng từ đây mà bị nhớm lửa, bơm căng cổ phiếu các công ty công nghệ.




Real & Nominal Interest rate (1953-2002)


Bong bóng nhà đất dường như là những dư âm của dotcom: khi mất niềm tin đầu tư chứng khoán, người ta đổ tiền vào nhà đất để chốt lời. Cho dù vậy, gốc rễ vấn đề thực chất không phải do cầu tăng đẩy giá lên cao, mà nó là hậu quả của một thị trường tín dụng không được kiểm soát.



Thị trường tín dụng


Có rất nhiều loại đồ chơi được sử dụng trong thổi phồng bong bóng nhà đất, trong đó có:

- Morgage backed security (MBS): là một loại chứng khoán đầu tư, được phát hành trên cơ sở là một khoản thế chấp mua nhà của người đi vay. Ngân hàng sẽ làm nhiệm vụ trung gian giữa người đi vay và các nhà đầu tư, và lãi suất vay sẽ là lợi tức của ngân hàng & investor. Trong trường hợp người vay phá sản, các investor sẽ được đền bù bằng tài sản được đảm bảo (nhà cửa, xe cộ).


Ngân hàng phát hành MBS => Investor mua MBS => Cho vay vốn đầu tư MBS

Người đi vay mua tài sản => trả góp + lãi suất vay





Điểm chết người ở đây là giá trị tài sản thế chấp của căn nhà. Khi giá nhà tăng, mọi chuyện đều tốt đẹp: ngân hàng ăn trên lãi suất cho vay, investor có lợi nhuận đều đặn từ lợi tức, người vay đi vay mượn nhiều hơn.


Nhưng khi giá nhà giảm, ác mộng sẽ ập đến. Người đi vay mất khả năng trả nợ, hệ sinh thái tín dụng sẽ trở nên cực kì hỗn loạn. Ngân hàng không có tiền để trả investor, investor thu hồi tài sản bị rớt giá rẻ bèo. Investor lỗ vốn nên không trả được các khoản vay nợ khác, ngân hàng không thu hồi được vốn, thị trường tín dụng bị sụp đổ.


Viễn cảnh trên sẽ thực tế hơn nữa khi các ngân hàng cho các cá nhân không có lịch sử tín dụng tốt, thu nhập tài chính ổn định, vay hàng trăm ngàn dollar để mua nhà cửa & xe cộ.









- Subprime morgage

- CDOs

- High leverage, short term lending, lending standard, economic incentive

- CDS (Credit Default Swaps), Credit insurance, the big short


Cơ quan đánh giá tín dụng:

- Credit rating agency







Đầu tiên đó là sự chênh lệch lãi suất giữa người ngân hàng cho vay và lãi suất ngân hàng phải trả cho các nhà đầu tư. Và khi cuộc chơi cho vay mượn này chưa đủ hấp dẫn thì các ông lớn ngân hàng bắt đầu "sáng tạo" ra hình thức cho vay dưới chuẩn - một hình thức cho vay các đối tượng không đủ tiêu chuẩn để vay vốn. Do hình thức cho vay này có độ tín nhiệm thấp nên lãi suất người vay phải trả cao hơn, cùng với đó là việc che mắt các nhà đầu từ bằng cách rổ tài sản CDO xếp hạng AA trở nên nhìn rất bắt mắt, từ đó giúp tăng khoản thu nhập chênh lệch lãi suất.







Kết




Kết



Comments

Popular posts from this blog

Capitalism, Socialism & Communism

Vietnam article